Chữ ký số là gì? Cá nhân, doanh nghiệp có bắt buộc phải mua?

Ai có thể sử dụng chữ ký số

Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần dùng chữ ký để xác nhận các văn bản tài liệu nào đó và có thể dùng con dấu với giá trị pháp lý cao hơn đi kèm với chữ ký. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các văn bản tài liệu được lưu dưới dạng số, dễ dàng sao chép, sửa đổi. Nếu ta sử dụng hình thức chữ ký truyền thống như trên sẽ rất dễ dàng bị giả mạo chữ ký.
Vậy làm sao để có thể ký vào các văn bản, tài liệu số như vậy? Câu trả lời đó là sử dụng chữ ký số.

1. Chữ ký số là gì ?

– Chữ ký số (tên tiếng anh là digital signature) là một dạng chữ ký điện tử (electronic signature). Chữ ký số được tạo ra bởi các hành vi người ký. Nó được dùng như một chữ ký cá nhân hoặc thay con dấu  của tổ chức, công ty. Do vậy, chữ ký số cũng được công nhận về mặt pháp lýchữ ký số giá rẻ

>>>Bạn nên xem ngay Chữ ký số giá rẻ SIÊU RẺ- SIÊU TỐT <<<

– Chữ ký số dựa trên công nghệ mã hoá công khai ( RSA ): là mô hình sử dụng các kỹ thuật mật mã để gắn với mỗi người sử dụng một cặp khoá công khai – bí mật và qua đó có thể ký các văn bản điện tử cũng như trao đổi các thông tin mật. Khoá công khai được phân phối thông qua chứng thực khoá công khai. Quá trình sử dụng chữ ký số bao gồm 2 quá trình: tạo chữ ký và kiểm tra chữ ký.

Thông thường chữ ký số được lưu với mức độ bảo mật cao trong các Token ( loại thẻ dữ liệu ), sử dụng giống như một USB lưu trữ chữ ký số. Trên điện thoại di động sử dụng PKI SIM card. Với những đơn vị cần ứng dụng chữ ký số có yêu cầu tốc độ cao, số lượng lớn, ký tự động thì sử dụng chữ ký số Sever cho thiết bị HSM

2. Ứng dụng sử dụng chữ ký số phố biến nhất

– Nộp tờ khai, nộp thuế qua mạng
– Hải quan điện tử
– Bảo hiểm xã hội điện tử
– Hóa đơn điện tử
– Công bố sản phẩm thực phẩm qua mạng
– Đấu thầu qua mạng
– Đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng, thay đổi thông tin… điện tử
– Chứng khoán, Ngân hàng điện tử.
– Khai C/O
– Dùng cho kho bạc nhà nước
– Ký hợp đồng điện tử, giấy chứng nhận điện tử
– Dịch vụ công ( Xuất nhập cảnh, Phòng cháy chữa cháy…)
+Ngoài ra các cá nhân, lãnh đạo có thể ký các văn bản, công văn nội bộ trong doanh nghiệp

3. Sử dụng thế nào

Chữ ký số thường đi kèm theo những thông tin thường là Word, Excel, PDF, XML,…mục đích chủ yếu là để xác nhận chủ sở hữu của dữ liệu đó.
Về mặt kỹ thuật công nghệ của chữ ký số là dựa trên hạ tầng mã hoá công khai ( PKI , trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hoá công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khoá bí mật mới có thể tạo ra chữ ký số đó.
Để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khoá bí mật lưu vào trong PKI Token với các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các chương trình ứng dụng phải hỗ trợ chức năng ký số, khi đó việc sử dụng khá đơn giản, người ký chỉ cần cắm Token vào cổng USB, nhập mã PIN bảo vệ Token và nhắp chuột vào lệnh ký số trong chương trình ứng dụng.
Chữ ký số không giống như chữ ký bình thường ở chỗ mỗi lần ký, người sử dụng sẽ dùng khoá bí mật để tạo chữ ký và mỗi lần ký sẽ là một chữ ký khác nhau. Dựa vào các công cụ phần mềm được cung cấp, các đối tác có thể kiểm tra chứng thư để xác định chữ ký. Cách kiểm tra so sánh tính đồng nhất của khoá công khai trên các chữ ký của người gửi với khoá công khai của Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority – Root CA) thuộc Bộ Thông tin- Truyền thông.
– Khi bạn cần ký số các bạn chỉ cần cắm Usbtoken chữ ký số vào máy tính sau đó bấm vào mục ký số trên phần mềm và nhập mã Pin của Usbtoken

4.  Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức.

Hiện nay dịch vụ chứng thực chữ ký số phổ biến nhất được các công ty, tổ chức, cá nhân sử dụng là dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.  Đã có hơn 1 triệu chứng thư số công cộng đang hoặt động để phục vụ việc kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội điện tử, hoá đơn điện tử…
Tại Việt Nam, 22 Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký chữ ký số công cộng bao gồm: VIETTEL, FPT, VNPT, BKAV, VINA, NACENCOMM, NEWCA, SAFE-CA, EFY-CA, TRUSTCA…

5. Thủ tục đăng ký chữ ký số công cộng

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần đăng ký chữ ký số công cộng chỉ cần liên hệ tới tổng đài chữ ký số Hotline 0906282276, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các thủ tục để đăng ký.

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

a) Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

b) Đối với tổ chức: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư; chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức.

6. Doanh nghiệp có bắt buộc phải mua chữ ký số?

Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì bắt buộc phải mua chữ ký số để kê khai và nộp tiền thuế trên hệ thống thuế điện tử của Tổng cục Thuế cung cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *